CÁC BÀI VIẾT VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
CÁC BÀI VIẾT VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Bài viết thứ nhất : Về các trường hợp bắt giữ người theo luật TTHS 2015
Trong luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ các trường hợp bắt theo luật tố tụng hình sự 2015, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến những người trong tiềm năng sẽ bị bắt giữ, khả năng ứng phó với từng tình huống cụ thể để nếu có ai đó bị rơi vào từng trường hợp cụ thể mà bình tĩnh ứng phó. Bài viết của tôi không khuyến khích hoạt động tội phạm mà chỉ quan tâm đến những chủ thể vào một thời điểm nào đó có thể do vô tình không biết nhưng bị rơi vào hoàn cảnh trớ trêu của pháp luật.
Trường hợp bắt giữ thứ nhất - Bắt quả tang :
Luật tố tụng hình sự 2015 quy định những trường hợp bắt giữ người trong trường hợp quả tang (Điều 111) : “1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.”
Bắt quả tang là biện pháp ngăn chặn qua đó dấu hiệu của việc bắt giữ thường thường được thể hiện trong các trường hợp sau :
-Đang thực hiện tội phạm
-Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát giác ngay
-Khi thực hiện xong hành vi phạm tội nhưng bị phát hiện ngay và bị những người khác đuổi bắt. Riêng hành vi phạm tội quả tang này thì trong quá trình chứng minh tội phạm phải được thể hiện tính liên tục hành vi của người phạm tội.
Tại sao chúng tôi quan tâm về vấn đề “Bắt giữ người trong trường hợp quả tang”? Trên thực tế có nhiều trường hợp bị bắt nhầm người hoặc nhầm các chủ thể khác là đồng phạm, tôi lấy ví dụ : Anh A. Là người chuyên chạy xe ôm, anh được B. Thuê chở đi mua ma túy nhưng anh A. Không biết. Khi mua ma túy xong anh A. lại chở B. Quay trở về, nhưng trên đường về B. Bị cơ quan điều tra theo dõi và đuổi theo nên B. Đã nhẹ nhàng nhét gói ma túy vào túi của anh A. Khi cơ quan điều tra bắt giữ quả tang thì tang vật nằm trọn trong túi của anh A. Cho nên, khi bắt giữ quả tang, cơ quan điều tra bắt cả hai người A.và B.
Theo nhận định ban đầu, anh A. chỉ là người chuyên chở hành khách khi có yêu cầu, nhưng lại bị rơi vào hoàn cảnh khó có cơ hội giải thích với cơ quan điều tra. Để xử lý tình huống tương tự như trên, các bạn nếu rơi vào hoàn cảnh như vậy : Hãy gọi điện cho chúng tôi để xử lý với biện pháp an toàn nhất, hữu hiệu nhất cho các bạn.
Điều lưu ý đặc biệt ở đây là “ Chủ thể có quyền bắt giữ người có hành vi phạm tội quả tang” có thể là Bất cứ chủ thể nào : Có thể là bất kỳ công dân nào nếu họ phát hiện ra hành vi phạm tội rõ ràng nên họ lập tức hành động bắt giữ ngay, có thể là cán bộ điều tra đang thực hiện chuyên án của họ và chỉ chờ đối tượng thực hiện hành vi phạm tội là họ bắt giữ quả tang ngay.
Trên thực tế, những người bị bắt quả tang ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội thường rất hoang mang và không biết khai báo với Cơ quan điều tra và rất lúng túng khi khai báo. Việc khai báo ở thời điểm sau khi bị bắt rất quan trọng không thể khai báo bừa bãi được vì nó ảnh hưởng rất lớn đến thời gian điều tra sau này (Vì đây là giai đoạn lập hồ sơ ban đầu, các bạn khai báo như thế nào trong giai đoạn ban đầu làm căn cứ để khai báo ở giai đoạn tiếp theo khi Cơ quan điều tra bắt đầu thụ lý vụ án).
Vậy thì, theo lời khuyên của chúng tôi, khi các bạn chẳng may rơi vào hoàn cảnh này nên giữ quyền im lặng và chỉ khai báo với Cơ quan điều tra khi có mặt luật sư do chính các bạn hoặc gia đình các bạn yêu cầu. Lúc này thể hiện bản lĩnh của các bạn thôi. Các luật sư có thể trợ giúp cho các bạn theo thông tin phía dưới :
ĐT : 0912018856 (Thạc sỹ-Luật sư : Lê Vinh)
ĐT : 0903202011 (Luật sư : Nguyễn Văn Bảo)
(Còn tiếp)